Vật lý của màu sắc Màu sắc

Độ hấp thụ ánh sáng theo bước sóng của ba tế bào thần kinh hình nón (các đường màu) và của tế bào cảm thụ ánh sáng yếu (đường gạch) ở mắt ngườiQuang phổ liên tục biểu diễn trong không gian màu sRGB.
Màu sắc của phổ ánh sáng khả kiến[5]
MàuKhoảng bước sóngKhoảng tần số
Đỏ~ 700–635 nm~ 430–480 THz
Da cam~ 635–590 nm~ 480–510 THz
Vàng~ 590–560 nm~ 510–540 THz
Lục~ 560–520 nm~ 540–580 THz
Xanh lơ~ 520–490 nm~ 580–610 THz
Lam~ 490–450 nm~ 610–670 THz
Tím~ 450–400 nm~ 670–750 THz
Màu, bước sóng, tần số và năng lượng của ánh sáng
Màu λ {\displaystyle \lambda \,\!}

(nm)

ν {\displaystyle \nu \,\!}

(THz)

ν b {\displaystyle \nu _{b}\,\!}

(μm−1)

E {\displaystyle E\,\!}

(eV)

E {\displaystyle E\,\!}

(kJ mol−1)

Hồng ngoại>1000<300<1.00<1.24<120
Đỏ7004281.431.77171
Cam6204841.612.00193
Vàng5805171.722.14206
Lục5305661.892.34226
Xanh lơ500600
Lam4706382.132.64254
Tím4207142.382.95285
Tử ngoại gần30010003.334.15400
Tử ngoại xa<200>1500>5.00>6.20>598

Các dao động của điện trường trong ánh sáng tác động mạnh đến các tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người. Có ba loại tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người, cảm nhận 3 vùng quang phổ khác nhau (tức ba màu sắc khác nhau). Sự kết hợp cùng lúc 3 tín hiệu từ ba loại tế bào này tạo nên những cảm giác màu sắc phong phú. Để tạo ra hình ảnh màu trên màn hình, người ta cũng sử dụng ba loại đèn phát sáng ở 3 vùng quang phổ nhạy cảm của người (xem phối màu phát xạ).

Tế bào cảm giác màu đỏmàu lục có phổ hấp thụ rất gần nhau, do vậy mắt người phân biệt được rất nhiều màu nằm giữa màu đỏ và lục (màu vàng, màu da cam, xanh nõn chuối,...). Tế bào cảm giác màu lục và màu lam có phổ hấp thụ nằm xa nhau, nên mắt người phân biệt về các màu xanh không tốt. Trong tiếng Việt, từ "xanh" đôi khi hơi mơ hồ - vừa mang nghĩa xanh lục vừa mang nghĩa xanh lam.